“Rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, trầm cảm ... có được tham gia Bảo hiểm không?”
Rối loạn lo âu là gì?
Lo âu là một phần bình thường của cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bị rối loạn lo âu thường xuyên, kéo dài, dữ dội và quá mức về các tình huống hàng ngày, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của người bệnh thì lại là vấn đề đáng quan tâm
Thông thường, rối loạn lo âu biểu hiện các đợt lặp đi lặp lại của cảm giác lo lắng dữ dội và sợ hãi hoặc kinh hoàng tột độ lên đến đỉnh điểm trong vòng vài phút (cơn hoảng loạn-panic attacks). Những cảm giác lo lắng và hoảng sợ này cản trở các hoạt động hàng ngày, khó kiểm soát, không tương xứng với mức độ nguy hiểm thực tế và có thể tồn tại trong thời gian dài.
Rối loạn lo âu có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ cũng như tác động của nó đối với người bệnh. Những tác động của rối loạn lo âu bao gồm:
Ai cũng đều trải qua những sự lo lắng, ví dụ như cảm thấy lo lắng trước khi phát biểu trong một cuộc phỏng vấn xin việc. Trong ngắn hạn, lo lắng làm tăng nhịp thở và nhịp tim, tập trung lưu lượng máu lên não. Phản ứng vật lý này là sự chuẩn bị của cơ thể để người bệnh đối mặt với một tình huống căng thẳng. Tuy nhiên, rối loạn lo âu nặng, kinh niên có thể cản trở chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bởi cảm giác lo lắng quá dữ dội, người bệnh có thể bắt đầu cảm thấy váng đầu và buồn nôn. Trạng thái lo lắng quá mức hoặc dai dẳng có thể tác động tàn phá đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Không chỉ được công nhận nhiều nhất về những thay đổi hành vi, rối loạn lo âu cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Hệ thần kinh trung ương: Các cơn lo lắng và hoảng sợ kéo dài có thể khiến não tiết ra các hormone căng thẳng một cách thường xuyên. Điều này có thể làm tăng tần suất các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt và trầm cảm.
Hệ tim mạch: Rối loạn lo âu có thể gây ra nhịp tim nhanh, cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim.
Hệ bài tiết và tiêu hóa: Lo âu cũng ảnh hưởng đến hệ bài tiết và tiêu hóa của người bệnh. Người bệnh có thể bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác, bao gồm cả chán ăn.
Hệ miễn dịch: Sự lo lắng có thể kích hoạt phản ứng chiến - hay - chạy để đối phó với căng thẳng và giải phóng một lượng lớn các chất hóa học và hormone, như adrenaline. Trong ngắn hạn, điều này làm tăng nhịp đập và nhịp thở của người bệnh, vì vậy não của người bệnh có thể nhận được nhiều oxy hơn.
Hệ hô hấp: Lo âu gây ra tình trạng thở nhanh và nông. Lo âu cũng có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn.
Tác động khác: Nhức đầu, căng cơ, mất ngủ, phiền muộn, tách rời xã hội là những ảnh hưởng của rối loạn lo âu gây ra cho người bệnh.
Bạn cần kê khai với công ty bộ đơn yêu cầu tham gia Bảo hiểm trong đó kê khai rõ tiền sử bệnh mắc tại thời điểm nào? loại thuốc mà khách hàng đang dùng và từng nhập viện điều trị chưa. Tùy tình trạng cụ thể mà công ty sẽ đưa ra quyết định. Khách hàng có nhiều khả năng bị từ chối bảo hiểm nếu nhập viện do lo lắng hay trầm cảm trong một năm trước khi tham gia bảo hiểm nhân thọ hoặc từng cố gắng tự tử trong quá khứ.
Tuy nhiên, nếu điều trị sức khỏe tâm thần ổn định, mọi người vẫn đủ điều kiện để tham gia. Một số công ty bảo hiểm vẫn chấp nhận những khách hàng được chẩn đoán mắc bệnh liên quan tới tâm thần, tùy vào tình trạng bệnh của họ.
Tuy nhiên, để được tham gia và chấp thuận bảo vệ với quyền lợi tối ưu nhất hãy tham gia bảo hiểm sớm trước khi chưa có bệnh gì. Đặc biệt, hãy nhận biết những dấu hiệu sớm để có thể điều chỉnh chế độ và cân bằng cuộc sống, tránh để những điều đáng tiếc xảy ra.
Office: Lotte Center 54 Liễu Giai
Call 0977.985.880
Email:mungnguyen0309@gmail.com